Xuất bản thông tin

null Sản xuất lúa chất lượng cao, hướng đi bền vững

Chi tiết bài viết Thông tin tuyên truyền (2)

Sản xuất lúa chất lượng cao, hướng đi bền vững

Những năm gần đây, nông dân trong Tỉnh nói chung và huyện Hồng Ngự nói riêng đã mạnh dạn chuyển đổi từ giống lúa thường sang canh tác những giống lúa chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây được xem là một trong những tiền đề để hướng đến nền nông nghiệp bền vững.

Nông dân tham quan thực tế

Trước đây, huyện Hồng Ngự từng được biết đến là vùng sản xuất giống lúa  thường IR50404 nhiều nhất trong tỉnh với diện tích hàng ngàn ha, chiếm 70% trong tổng số gần 12.000ha xuống giống mỗi vụ. Tuy nhiên sau thời gian được chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thời tiết bất lợi, IR50404 đã dần bọc lộ những nhược điểm. Sâu bệnh gây hại nhiều, năng suất giảm, giá bán thấp, chính vì vậy những giống lúa chất lượng được đã được người dân sử dụng nhiều trong sản xuất. Riêng trong năm 2020 này, trên 80% diện tích sản xuất được nông dân sử dụng giống lúa chất lượng cao. Kết quả này không chỉ giúp sản lượng lúa của địa phương đạt trên 168.000 tấn/năm mà quan trọng hơn còn giúp nông dân chuyển đổi tư duy sản xuất.

          Thực tế thời gian qua, việc các địa phương nỗ lực xây dựng cánh đồng mẫu lớn cùng với áp dụng đồng bộ các khâu canh tác từ chọn giống, lịch thời vụ, quy trình canh tác 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm để hướng đến liên kết tiêu thụ. Song ở một số vùng sản xuất lúa trọng điểm trong tỉnh vẫn chưa áp dụng hiệu quả mô hình này, nhất là khâu chọn giống. Do vậy, những mô hình trình diễn, phân tích chất lượng giống, thổ nhưỡng được ngành chức năng địa phương thực hiện đã giúp nông dân tiếp cận được những giống mới và phương pháp canh tác tiên tiến. Ông NGUYỄN VĂN HIẾU, Thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp:

          “Mô hình này mang lại lợi ích là được anh em hướng dẫn những cách làm tốt, có hiệu quả cao để mình học hỏi làm kinh nghiệm phát triển. Khoa học kỹ thuật đưa vô, người dân làm theo để tiến bộ lên, canh tác giảm giống, giảm phân để tăng lợi nhuận hơn”.

Mới đây, mô hình trình diễn giống lúa Hương Cửu Long trên diện tích 1.500m2 của ông Huỳnh Văn Mẫm, Hội quán Tâm Việt thị trấn Thường Thới Tiền. Qua vụ sản xuất, giống lúa này phát huy các ưu điểm cứng cây, ít đỗ ngã trong vụ hè thu, lúa hạt dài sáng chắc, năng suất 600 – 650 kg/1 công, với giá bán hiện tại 6.000 đồng/1kg, trừ chi phí nông dân áp dụng mô hình lợi nhuận 2 triệu đồng/1 công, cao hơn ruộng bên ngoài từ 500 – 1 triệu đồng. Ông HUỲNH VĂN MẪM, Chủ nhiệm Tâm Việt Hội quán huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp:

          “Tôi làm nhiều năm kinh nghiệm thấy rằng, mình làm một giống lúa nhiều vụ sẽ bị thoái hóa và nhiều dịch bệnh nên mình chuyển đổi giống mới sẽ kháng bệnh hơn. Công ty giống cây trồng Cửu Long đến kết hợp với Hội quán trình diễn giống mới mang lại hiệu quả, hạn chế dịch bệnh nhất là rầy phấn trắng, ít chi phí, bông chắc hơn và mẫu mã lúa đẹp hơn”.

          Việc liên kết sản xuất lúa giống hàng hóa thực sự đang là hướng đi hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho nông dân. Chủ trương này cũng góp phần thực hiện mục tiêu trong Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của Đồng Tháp đó là “Hợp tác, liên kết, thị trường, giảm chi phí, tăng chất lượng, chế biến tinh”, đưa nền nông nghiệp phát triển theo chiều sâu.

Minh Thi