Xuất bản thông tin

null Hội quán giúp người nuôi lươn gắn kết trong chăn nuôi và tiêu thụ

Chi tiết bài viết Thông tin tuyên truyền (2)

Hội quán giúp người nuôi lươn gắn kết trong chăn nuôi và tiêu thụ

Trước đây, các hộ nuôi lươn ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự  luôn gặp khó khăn về nguồn lươn giống chất lượng cũng như thiếu kinh nghiệm trong nuôi lươn thương phẩm. Nhưng từ khi hội quán nuôi lươn Thường Phước được thành lập, các khó khăn của người  nuôi lươn đã được giải quyết, từ đó sản lượng và chất lượng lươn thương phẩm ngày một tăng, người nuôi thu lợi nhuận khá.

Hội quán giúp người nuôi lươn gắn kết

Sau hơn 01 năm thành lập, hội quán nuôi lươn Thường Phước đã trở thành địa điểm gỡ gặp, trao đổi  thường xuyên của những hộ nuôi lươn. Tại đây các vấn đề về lươn giống, các loại thức ăn, cách phòng và điều trị bệnh cho lươn được đưa ra góp ý sôi nổi.

Ông NGUYỄN VĂN LUNG_Chủ nhiệm Hội quán nuôi lươn huyện Hồng Ngự -Đồng Tháp cho biết: “Mỗi tháng sinh hoạt 1 lần bàn những phương án để hội quản hoạt động hiệu quả, rồi thành viên nào có sáng kiến hay, nhất là vấn đề về chăm sóc và nuôi lươn để làm thế nào nuôi cho đạt. Trước khi có hội quán thì chưa có nuôi lươn giống đâu, chỉ bản thân tôi nuôi thôi, vào hội quán này rồi nhân rộng ra ba hộ nuôi ai cũng đạt tốt, năm rồi thì mỗi một hộ cũng như tôi bán cũng được 4 đến 5 chục ngàn con lươn sinh sản nhân tạo.”

Lúc mới thành lập, Hội quán nuôi lươn xã Thường Phước 1 có 79 thành viên, thấy hiệu quả từ hội quán mang lại, hơn 30 hộ nuôi lươn trong vùng đăng ký tham gia thành viên với hơn 270 bồn nuôi lươn thương phẩm. Từ những trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm giữa các thành viên trong hội quán, nhiều hộ nuôi lươn đã đạt hiệu quả thiết thực cả về sản lượng lẫn chất lượng lươn thương phẩm.

Ông  LÊ VĂN ĐỒ_Thành viên hội quán nuôi lươn xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự -Đồng Tháp cho biết: Theo tôi kinh nghiệm nuôi lươn này là sản xuất theo tập thể là nó hiệu quả vì mình tận dụng cái hay cái dở rồi trao đổi. Lúc tôi ở ngoài, nuôi một ký giống chỉ được 3 kg thành phẩm thôi, mà bây giờ tôi nuôi một kg giống có thể llên 5 đến 6 kg thành phẩm, con lớn nó đạt rất nhiều.”

Tính đến cuối năm 2020, các thành viên trong hội quán nuôi lươn Thường Phước đã xuất bán hơn 14 tấn lươn thương phẩm, thu lợi nhuận gần 1 tỷ đồng. Bên cạnh hiệu quả trong việc nuôi lươn thương phẩm, hội quán còn chủ động nhân rộng sản xuất lươn sinh sản nhân tạo với 3 thành viên tham gia sản xuất với sản lượng hơn 50.000 con lươn giống, đảm bảo nguồn lươn giống chất lượng cho người nuôi trong vùng  và các tỉnh lân cận.

Ông PHAN SỚT NHIỀU _Phó chủ tịch UBND xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự -Đồng Tháp cho biết: “Trong thời gian tới, Đảng ủy, UBND xã thường xuyên gặp gỡ cũng như là định hướng cho hội quán tiếp tục phát triển đồng thời mở rộng các mô hình chăn nuôi trong hội quán, kêu gọi nguồn vốn để hỗ trợ đầu tư cho hội viên.  Đối với các điểm sản xuất lương giống, tiếp tục đầu tư để cho các hộ này mở rộng quy mô để họ sản xuất con giống nhiều hơn không những cung cấp cho địa phương mà ra ngoài, giúp cho người chăn nuôi giảm đi các nguồn giống phụ thuộc vào thiên nhiên”

Chỉ sau 01 năm, hội quán đã giải quyết gần như “triệt để” khó khăn từ khâu đầu vào lươn giống và đầu ra lươn thương phẩm cho các thành viên. Từ việc chăn nuôi nhỏ lẻ, rời rạc, mỗi người một cách nuôi khác nhau nay hội quán nuôi lươn Thường Phước đã giúp các hộ nuôi lươn trong vùng gắn kết lại với nhau, chăn nuôi theo quy trình đồng nhất, phát huy tối đa hiệu quả trong nuôi lươn thương phẩm, Ngoài lợi ích là những kinh nghiệm nuôi lươn được chia sẽ trong hội quán, các thành viên hội quán nuôi lươn Thường Phước còn được ngành chuyên môn thường xuyên hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn áp dụng những phương pháp mới hiệu quả trong nuôi lươn giúp lươn thương phẩm ít hao hụt và đạt chất lượng. Bên cạnh đó, các thành viên trong hội quán còn được hỗ trợ vay vốn ưu đãi để mở rộng diện tích thả nuôi, giúp người dân phát triển bền vững mô hình nuôi lươn thương phẩm cũng như lươn sinh sản nhân tạo.

Tân Hợp