Xuất bản thông tin

null Giá hoa màu tăng cao người dân phấn khởi

Chi tiết bài viết Thông tin tuyên truyền (2)

Giá hoa màu tăng cao người dân phấn khởi

Nằm dọc theo nhánh sông Tiền, vùng rau an toàn rộng 160ha ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp vẫn tất bật như thường lệ. Với truyền thống trồng rau màu từ lâu đời cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như hệ thống phun tưới tự động dẫn nước từ sông Tiền, hệ thống nhà màng, nhà lưới, quy trình sản xuất VietGap, truy xuất nguồn gốc, đăng ký nhãn hiệu mà sản phẩm làm rau được nhiều tiêu dùng đón nhận.

Ở Đồng Tháp hoa màu chủ yếu được nông dân canh tác ở khu vực cù lao, đất bãi bồi được bao bọc bởi con sông Tiền. Diện tích mỗi vụ khoảng 15 ngàn ha. Tuy nhiên, vụ thu đông này, nước lũ về, bà con chỉ tập trung ở những khu vực gò cao, đê bao kiến cố ăn chăn, với khoảng 6.000ha. Diện tích thu hẹp, sức tiêu thụ ổn định nên hiện tại hầu hết giá các loại hoa màu đều tăng ở mức cao, giúp nông dân phấn khởi. Cụ thể, một số mặt hàng thế mạnh như: hành lá có giá 25.000 đồng/kg, ớt 31.000 đồng/kg, củ cải 5.000 đồng/kg…, Mức giá này giúp người trồng có lãi vài chục triệu đồng/1ha, riêng hành lá trên 100 triệu đồng/1ha. Ông Nguyễn Văn Biển, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Rau sạch thì đầu tư rất nhẹ, lúc đầu mình bón phân hữu cơ 1 bao khoảng 200 mấy, 1 công 1 bao, rồi cải lên được 8 ngày thì mình bón 8kg NPK là tới thu hoạch luôn không bón thêm gì nữa. Năng suất thu hoạch 1 công 1 – 1,2 tấn, như công này 1,2 tấn, giá bán đợt rồi 6.000 đồng, 1 công hơn 6 triệu, lợi nhuận rất cao bởi đầu tư nhẹ lắm”.

Thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp đã chú trọng đầu tư phát triển vùng kinh tế trọng điểm gắn với thế mạnh của từng địa phương. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng ở những vùng sản xuất chuyên canh được đầu tư xây dựng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp nông dân an tâm sản xuất. Đây cũng chính là đòn bẫy phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Thời gian gần đây, việc chú trọng khâu chế biến sản phẩm sau thu hoạch tại vùng rau an toàn Hồng ngự đã giúp cho nông dân giảm thất thoát sau thu hoạch, nâng cao chất lượng và bảo quản nông sản lâu hơn. Bên cạnh đó, chính những công nghệ sau thu hoạch giúp tạo ra những sản phẩm đặc trưng của địa phương, tăng sức cạnh tranh thị trường.