Xuất bản thông tin

null Thú vị giăng lưới cá rô đồng

Chi tiết bài viết Tin hoạt động

Thú vị giăng lưới cá rô đồng

Độ tháng 8 âm lịch hằng năm, hoạt động khai thác thủy sản mùa nước nổi ở các khu vực đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp nhộn nhịp hẳn lên. Dòng nước phù sa không chỉ đổ các nhánh sông, rạch mà còn tràn vào ruộng đồng xả lũ. Sản vật tự nhiên từ đó cũng theo về. Mỗi kiểu đánh bắt của bà con cũng mang những nét đặc trưng riêng. Trong đó, giăng lưới cá rô đồng mang lại một thú vị khác biệt.

Giăng lưới cá rô đồng

Trước khi bủa lưới, món không thể thiếu để nhử cá rô, đó là xác mắm. Dù mỗi người có cách pha chế với các nguyên liệu khác nhau, nhưng chung quy, xác mắm luôn là thành phần chính và mang mùi rất đặc trưng. Món mồi này dễ dàng dẫn dụ đàn cá tìm đến kiếm ăn. Anh Đặng Văn Tiến, xã Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp cho biết:

“Mình đang làm mồi cá rô. Mình trộn xác mắm với đất xong mình đi rải theo lưới để nhử mồi cá. Mình giăng một giác được 5 – 6 ký cá, có khi 10 mấy ký”.

Quăng mồi theo đường lưới vừa giăng là công việc của anh Tiến suốt buổi đi giăng lưới cá rô đồng. Những người còn lại bủa khoảng chục tay lưới. Sau chừng 15 đến 20 phút là có thể đi thăm lưới. Xem ra mẻ lưới này cũng kha khá.  

Mùa này nước nổi đã tràn về hầu hết các cánh đồng khu vực đầu nguồn huyện Hồng Ngự. Tại khu đê bao 2.600ha, nơi xả lũ muộn nhất của huyện, nước cũng đã ngập sâu. Đây là thời điểm lý tưởng cho người dân đầu nguồn xuống đồng giăng lưới cá rô kiếm thêm thu nhập. Ông Bùi Văn Tâm, xã Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp cho biết:

“Thấy chỗ nào có cá ngớp thì mình bủa lưới và bỏ mồi. Ví dụ nước mời lên đòng mình chọn lưới 3 phân cá nhỏ, còn nước lên đâồng lâu như bây giờ thì mnhf chọn lưới 3,5 phân, đến cuối vụ mình lên lưới 4 phân bắt cá”.

          Nưới ngập sâu nên cá rô cũng kịp lớn theo con nước. Lưới cá rô đồng có đặc điểm mắc lưới thưa, chủ yếu bắt cá rô lớn.          Mỗi ngày đi thả lưới cá rô trên các cánh đồng nước nổi, bà con cũng kiếm thêm thu nhập hơn 100 ngàn đồng, thời điểm trúng cá có thể kiếm vài trăm ngàn đồng một ngày.

          Với người dân miền Tây, từ lâu, mùa nước nổi cũng là mùa làm ăn, sinh kế. Bằng cách này hay cách khác, bà con cũng có cách để kiếm thêm thu nhập từ khai thác sản các loại sản vật mà thiên nhiên ban tặng. Do vậy, thức ý mưu sinh gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng dần hình thành trong cách nghĩ, cách làm của bà con. Bởi hơn ai hết, bà con hiểu rằng, sống chan hòa với tự nhiên là cách để phát triển sinh kế bền vững.

Minh Thi