Xuất bản thông tin

null Nông nghiệp, nông thôn phát triển theo chiều sâu

Chi tiết bài viết Tin tức

Nông nghiệp, nông thôn phát triển theo chiều sâu

Năm 2020 ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nhưng xác định tiềm năng, lợi thế sẵn có, huyện Hồng Ngự triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung đẩy mạnh phát triển Ngành Nông nghiệp theo hướng bền vững, đồng thời phát huy những mô hình kinh tế nông nghiệp tiêu biểu của địa phương. Đó là kết quả nổi bật được đánh giá tại hội nghị tổng kết nông nghiệp, nông thôn năm 2020.


Quang cảnh Hội nghị tổng kết

          Trong năm 5 ngành hàng thế mạnh của huyện được đầu tư phát triển, phục vụ hiệu quả cho Đề án tái cơ cấu nông nghiệp. Tổng diện tích gieo trồng được 24.648 ha, giảm 4 ngàn ha để xả lũ. Sản lượng trên 168 ngàn tấn, tăng gần 8 ngàn tấn so với năm 2019. Trong đó có 80% giống lúa chất lượng cao, gần 81% áp dụng sạ hàng, sạ thưa, 100% ứng dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch, 90% diện tích tưới tiêu bằng bơm điện, trên 99% giảm tổn thất sau khi thu hoạch. Nhờ đó, giúp nông dân giảm giá thành từ 200-250 đồng/kg, tăng lợi nhuận 1,4-1,8 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất truyền thống. Nông dân liên kết tiêu thụ lúa với 14 cơ sở, doanh nghiệp được trên 3 ngàn ha, sản lượng thu mua trên 15 ngàn tấn.

          Diện tích rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày trên 8.300 ha. Lợi nhuận 42,3 triệu đồng/ha/vụ. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất tập trung quy mô lớn, nâng cao giá trị sản phẩm. Từ nguồn kinh phí khuyến nông thực hiện trình diễn mô hình mang lại hiệu quả cao, mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm. Huyện có 10ha rau an toàn được chứng nhận VietGAP, 7 nhà màng, nhà lưới ứng dụng công nghệ cao diện tích 1,48 ha, trồng dưa lưới, măng tây xanh, rau thủy canh.

          Năm 2020, chuyển đổi đất kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái được gần 27ha, nâng diện tích cây ăn trái của huyện lên 257ha, mang lại lợi nhuận bình quân ước đạt lợi nhuận bình quân 400 triệu đồng/ha/năm.

Tổng đàn gia súc, gia cầm thực hiện được 900 ngàn con, đạt 98% kế hoạch. Xuất thịt hơi các loại 2.400tấn; trứng gia cầm 492 ngàn quả. Trong đó huyện tập trung phát triển ngành hàng bò vỗ béo và sinh sản trên 9 ngàn con, 7 Tổ chăn nuôi bò, được cung cấp con giống, kỹ thuật chăn nuôi, phòng dịch bệnh và liên kết thị trường tiêu thụ. Ngành hàng vịt  , hướng dẫn áp dụng mô hình nuôi vịt thương phẩm theo hướng an toàn sinh học cho nông dân.

Diện tích nôi thủy sản 478ha với thế mạnh nuôi cá lồng bè, đặc biệt là ươm nuôi cá tra giống. Hồng Ngự cũng là địa phương cung cấp nguồn giống chủ lực cho Đồng Tháp và khu vực ĐBSCL. Song ảnh hưởng chung tình hình dịch bệnh, giá cá ở mức thấp, người nuôi gặp khó khăn, nhưng hiện tại thị trường tiêu thụ đang chuyển biến tích cực, có lợi cho hộ nuôi cá.

Các mô hình khuyến nông và dự án nông nghiệp được triển khai trên địa bàn huyện như: Dự án WB9, nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười; Dự án VnSAT, các mô hình sinh sản lươn nhân tạo, nuôi lươn không bùn, nuôi vịt thịt thương phẩm, trồng rau thủy canh trong nhà màng, bắp nữ hoàng đỏ, sản xuất lúa hữu cơ, trồng xoài, bưởi da xanh, rau theo hướng hữu cơ… phát huy hiệu quả, đưa nền nông nghiệp phát triển theo chiều sâu.

Đến tháng 10/2020, huyện Hồng Ngự có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới. 3 xã đạt 19 tiêu chí đã trình Tỉnh thẩm định, công nhận, 3 xã đạt từ 15-16 tiêu chí. Đến cuối năm 2020, huyện cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Chương trình mỗi xã một sản phẩm tiếp tục được đầu quan tâm. Huyện đang có 4 sản phẩm đạt hạng 03 sao cấp huyện, đồng thời có 2 sản phẩm nâng lên hạng 04 sao.

Năm 2020 huyện thành lập mới 02 HTX, nâng số HTX trong huyện lên 15 01 Tổ hợp tác cũng 4 Hội quán ở các địa phương.  Công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn được quan tâm thực hiện với 4 lớp hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò, nuôi lươn và trồng cây có múi theo chuẩn VietGAP.

Chi hỗ trợ kinh phí di dân sạt lở đợt 1 cho 11 hộ dân với số tiền 110 triệu, đang xét tiếp cho 50 hộ. Chương trình giảm nghèo bền vững 135, tiếp tục phê duyệt dự án hỗ trợ sản xuất (dự án nuôi bò, nuôi lươn) tại 03 xã: Long Khánh B, Thường Phước 1, Thường Lạc với kinh phí là 851 triệu đồng. Công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm nông sản thực hiện thường xuyên.

          Năm 2021, huyện tiếp tục xác định lấy nông nghiệp là trụ đỡ cho nền kinh tế huyện nhà, gắn với thương mại dịch vụ, phát triển kinh tế biên giới. Ông Nguyễn Văn Văn Khơi, Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự chỉ đạo, trên cơ sở Đề án quy hoạch vùng sản xuất đang được thông qua, lãnh đạo huyện chỉ đạo các địa phương tập trung phát huy những tiềm năng bản địa, tăng cường ứng dụng KHKT, phát triển sản xuất găn với bảo vệ môi trường và ổn định đời sống người dân vùng sạt lở.

Huyện tiếp tục huy động nguồn lực xã hội thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phát huy tính chăm chỉ, tự lực và hợp tác của người dân nhằm nâng cao vai trò tự quản của cộng đồng dân cư; duy trì xã đạt chuẩn, các xã còn lại phấn đấu đạt thêm ít nhất 2 tiêu chí; phát động xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao, kiểu mẫu, hình thành Tổ hợp tác, Hợp tác xã theo hướng đa dịch vụ; kết hợp xây dựng xã nông thôn mới gắn với “Làng thông minh”, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

Minh Thi