Xuất bản thông tin

null Tri ân các nhà giáo

Chi tiết bài viết Tin hoạt động

Tri ân các nhà giáo

          “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống đạo lý mang đậm giá trị nhân văn của dân tộc Việt Nam. Truyền thống này đã được ông cha ta tạo dựng, bồi đắp từ ngàn xưa cho đến nay. Trải qua thời gian, dù xã hội có phát triển và đổi thay thì truyền thống ấy vẫn là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam. Ở huyện Hồng Ngự nhân kỷ niệm 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2020), lãnh đạo Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện đã có nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về ngành giáo dục huyện nhà, đặc biệt là tri ân các nhà giáo qua các thời kỳ và các giáo viên đương nhiệm.

Ông Nguyễn Văn Khơi, Chủ tịch UBND huyện thăm và tặng quà Nhà giáo ưu tứu Hồ Thị Bé Bảy

          Lãnh đạo huyện đã dành nhiều tình cảm, lòng biết ơn đến những người làm giáo dục, chăm lo cho sự nghiệp trồng người huyện nhà.

          Đến thăm cô giáo Hồ Thị Bé Bảy sinh năm 1969, giáo viên Trường Tiểu học Thường Lạc 2, xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự - người đã có gần 30 năm gắn bó với học sinh vùng biên giới bằng cả tấm lòng và niềm đam mê nghề nghiệp. Không chỉ là một giáo viên mẫu mực trong ngành, cô còn là một tấm gương sáng trong gia đình để con cháu noi theo. Với những cống hiến của mình năm 2017, cô vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”. Tại buổi đến thăm, ông Nguyễn Văn Khơi, Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự đã bày tỏ sự tri ân đối với sự cống hiến và nhiết huyết của cô trong suốt thời gian qua. Ông Nguyễn Văn Khơi, Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự khẳng định :

          “Xã hội dù có phát triển cùng với sự thay đổi của một số giá trị trong cuộc sống, nhưng chắc chắn rằng truyền thống “tôn sư trọng đạo” vẫn tiếp tục được bồi đắp và lan tỏa, bởi đó không chỉ là bản sắc văn hóa, mà còn là nét đẹp của dân tộc Việt Nam.

          Trong 14 nhà giáo được lãnh đạo huyện đến thăm vào dịp này, thật xúc đọng trước hoàn cảnh của cô giáo về hưu Nguyễn Thị Bình, sinh năm 1957 ở thị trấn Thường Thới Tiền. Đương thời, cô Bình gắn bó với sự nghiệp giáo dục gần như cả đời mình. Chuyển qua nhiều đơn vị công tác khác nhau nhưng ở vị trí nào cô vẫn luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khoảng 10 năm hưu cũng là thời gian, hoàn cảnh gia đình luôn thiếu thốn. Hiện tại cô sống cùng người con trai bệnh tật và hai cháu nội. Gia đình 4 miệng ăn nhưng không có một nguồn thu nhập nào đáng kể. Căn nhà cô đang ở cũng là món quà do mạnh thường quân hỗ trợ. Cô Nguyễn Thị Bình không khỏi xúc đọng:

          “Thật sự rất cảm ơn tấm lòng của lãnh đạo huyện, Ngành giáo dục huyện nhà đã còn nhớ đến và thăm, tặng quà cho giáo viên hưu trí như tôi. Tôi chỉ mong sao sức khỏe dần ổn định để tôi có thể lao động và tự kiếm sống”.

          Cho dù xã hội có phát triển đến đâu thì “tôn sư trọng đạo” vẫn là truyền thống, là nét đẹp văn hóa thấm đẫm trong tâm hồn người Việt. Đạo lý thầy - trò cũng là một trong những đạo lý thiêng liêng, luôn được giữ gìn và bồi đắp từ thế hệ này đến thế hệ khác của dân tộc. Lãnh đạo huyện Hồng Ngự mong muốn không chỉ là ngày nhà giáo Việt Nam mà bất cứ lúc nào và nơi đâu, người cô, người thầy vẫn luôn cần được coi trọng. Bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất... Người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”.

          Đồng thời, lãnh đạo huyện cũng đề nghị trong thời gian tới, Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện nhà tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp, nhất là khơi dậy, phát huy truyền thống hiếu học, truyền thống văn hóa của quê hương, con người Việt Nam, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện đã đề ra./.