Xuất bản thông tin

null Biệt đội cứu hộ mùa nước nổi

Chi tiết bài viết Tin hoạt động

Biệt đội cứu hộ mùa nước nổi

 Thay phiên túc trực 24/24 tại các điểm có dòng nước chảy xiết, sẵn sàng mọi phương an cứu người đi câu lưới. Đó chính nhiệm vụ của biệt đội cứu hộ cứu nạn mùa nước nổi ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đầu nguồn Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp mỗi khi mùa nước nổi về.

Biệt đội cứu hộ tại xã Thường Lạc

Lá cờ được treo tại các điểm cầu chính là nơi biệt đội cứu hộ cứu nạn mùa nước nổi túc trực 24/24. Các trang thiết bị cứu người như áo phao, phao cứu sinh, dây văng, can nhựa... được kiểm tra thường xuyên, đảm bảo an toàn khi cứu người trên sông. Chốt cứu hộ, cứu nạn ngã ba sông Trà Đư xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự khu vực được xem là điểm xung yếu, nước chảy mạnh, rất dễ  xảy ra các vụ tai nạn giao thông đường thủy, nên các thành viên chốt cứu hộ, cứu nạn luôn trong tâm thế sẵn sàng.

Ông HUỲNH VĂN LÊN_đội cứu hộ cứu nạn xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp cho biết: “Nay đến đây xem cô bác câu lưới đi ngang đường này, xem có gì trợ giúp cho cô bác, giờ nước lên chảy quá, giờ phải ở đây coi có cô bác nào đi mà gặp khó khăn mình trợ giúp. Theo mà nước chảy, dông gió nhiều, anh em tập trung đông có thể trực tới ban đêm luôn. Năm nay nước lớn hơn các năm trước, xem có ai cần gì như áo phao, can nhựa cho anh em thủ thân. Phân công anh em nào trực ngày, ban đêm để cứu người câu lưới người ta đi ban ngày lan64n ban đêm luôn”

Ngày cũng như đêm, tại đoạn sông này, các lão nông biệt đội cứu hộ cứu nạn luôn tuân thủ ca trực, sẵn sàng trong tâm thế cứu người. Dù lớn tuổi, sức khoẻ không còn như trước nhưng với kinh nghiệm sống ở vùng sông nước vài thập kỹ nên các lão nông tự tin hoàn thành nhiệm vụ cứu người trên sông. Những lúc túc trực, các lão nông lại chia sẽ với nhau rằng ăn cơm nhà, làm chuyện thiên hạ, vậy mà vẫn vui, bởi cứu được người chính là điều quan trọng nhất.

Ông NGUYỄN VĂN CÔNG _đội cứu hộ cứu nạn xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp cho biết : “Theo đội này để cứu cô bác tại cây cầu này,cứu cô bác chìm ghê, chiều xuồng. Theo đội này cũng tình nguyện thôi, cứu hộ đâu có tiền bạc gì, cứu người nào được người nấy, tự nguyên đi gia đình không nói gì hết, ủm hộ cứu giúp người. Nhất là ngang đầu cầu này cô bác đi phải cẩn thận bị nước chảy”

Toàn huyện Hồng Ngự hiện có hơn 100 hộ dân sống bằng nghề câu lưới mùa nước nổi. Việc đi câu lưới vào thời tiết xấu, đoạn sông có dòng chảy mạnh là đều không tránh khỏi nên tìm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là vào ban đêm. Trước thực trạng trên, huyện đầu nguồn Hồng Ngự đã thành lập nhiều chốt cứu hộ trải đều các xã, thị trấn. Tuỳ tình hình thực tế, các xã có thể bố trí từ 3 đến 5 chốt cứu hộ cứu nạn tại những đoạn xung yếu, nước chảy mạnh để cứu người. Mỗi tổ có khoảng 10 đến 15 thành viên thay phiên nhau túc trực 24/24.  

Ông LÊ VĂN DŨNG_Phó chủ tịch Hội chữ thập đỏ huyện Hồng Ngự -Đồng Tháp cho biết : “Chữ thập đỏ hỗ trợ cho mỗi chốt phao, cờ, từng thành viên thì có áo phao để cứu hộ, Thường Lạc thì thành lập tổ với trên dưới 15 thành viên, các xã khác đều thành lập tổ cứu hộ. Hầu hết các anh trong tổ tham gia với tinh thần tự nguyện là chính, không có chế độ nào, phối hợp với địa phương chăm lo cho các anh điều kiện đi lại, nước uống, cháo. Các anh đều tình nguyện, hỗ trợ địa phương. Hiệu quả của công tác cứu hộ này rất quan trọng bởi vì chúng ta không cứu được kịp thời thì ảnh hưởng rất nhiều về tính mạng và tài sản, rất nghiêm trọng.”

Vào mùa nước nổi, phương tiện đánh bắt thủy sản của người dân đầu nguồn tăng lên đáng kể, nhiều gia đình đơn chiếc thậm chí còn mang theo cả con nhỏ trên những chiếc xuồng nhỏ để mưu sinh, vì thế rất nguy hiểm khi gặp sự cố xảy ra. Với việc bố trí rộng khắp các chốt cứu hộ, cứu nạn cùng với tinh thần tự nguyện của các thành viên đã phần nào tạo thêm sự yên tâm cho ngư dân vùng đầu nguồn khi đánh bắt thủy sản trong mùa nước nổi. Công lao thầm lặng của biệt đội cứu hộ cứu nạn cũng góp phần tạo nên một mùa nước nổi đẹp, bởi ở đó cái  tình người vùng sông nước đã được thể hiện rỏ nhất. 

Tân Hợp